Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P2): Switch cơ là gì?

Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P2): Switch cơ là gì?

Chào các bạn đã trở lại với bài viết thứ hai trong series “Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ” của APShop. Trong cơ hội lần này, chúng ta sẽ đến với định nghĩa switch cơ học là gì cùng với một số hình dáng keycap thông dụng của loại thiết bị gaming gear cực kỳ cần thiết này.


Phần 1 của series - "Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P1): Các định nghĩa cơ bản" .

Định nghĩa switch cơ học


Switch cơ học màu xanh dương (Blue) cực kỳ thông dụng


Như các bạn đã biết, thị trường bàn phím văn phòng cũng như bàn phím chơi game đã dần dần loại bỏ loại bàn phím màng membrane thông thường bằng bàn phím sử dụng switch cơ học.


Vậy Switch cơ học là gì? Nói nôm na là bạn sử dụng lò xo cùng với các thiết kế riêng biệt nhằm tạo cảm giác bấm chuẩn hơn các loại bàn phím thông thường.


Cơ chế hoạt động của Blue Switch



Thông thường, lực nhấn sẽ được ghi trên thông số bằng đơn vị grams (g) nhưng thường thì chúng ta nên sử dụng đơn vị Newtons (N), ví dụ như sau:


1kg  ~ 9.81N ~ 10N

=> 1g ~ 0.01N ~ 1 cN (centinewton)


Vì thế các bàn phím màng membrane thông thường có lực nhấn từ 55 cN tới 60 cN nhưng với các switch cơ học thì khác một chút khi ngoài lực nhấn còn được phân biệt dưới dạng Linear (tuyến tính), Tactile Bump (cảm giác phản hồi cao), Tactile Click (tạo tiếng ồn khá lớn -click click)


(Phần dưới đấy được sắp xếp theo Loại Switch - Lực nhấn - Dạng - Hành trình bấm)


Switch ALPS (cơ bản nhất)


  • Black - 60 cN - Tactile Bump - 3.5 mm


  • White - 70 cN - Tactile Bump - 3.5 mm


Switch Cherry MX (cực kỳ thông dụng)


  • Red - 45 cN - Linear - 4 mm


  • Blue - 50 cN - Tactile Click - 4 mm



  • Brown - 45 cN - Tactile Bump - 4mm


  • Black - 60 cN - Linear - 4mm



Switch Kailh (sản xuất cho Razer sau này)


  • Red - 50 cN - Linear - 4 mm


  • Blue - 60 cN - Tactile Click - 4 mm


  • Brown - 60 cN - Tactile Bump - 4 mm


  • Black - 60 cN - Linear - 4 mm


Về phần các switch riêng biệt như Topre, Razer, Romer-G (Logitech), … sẽ được giải thích kỹ hơn ở một bài viết trong tương lai.


Bảng 1 - Độ phổ biến của các hãng sản xuất switch cơ trên thế giởi



Như các bạn đã thấy, Cherry MX chiếm hơn 80% thị phần switch bàn phím cơ trên thế giới với bốn loại chính là Blue, Black, Red, Brown nhưng công ty lại hầu như không sản xuất một bàn phím cơ, bàn phím chơi game riêng cho mình mà thường cung cấp cho các hãng như Logitech - Ducky - Leopold - Steelseries.



Thành phần tạo nên Keycap


Hầu như 90% các keycap - nút phím đều được làm từ 2 loại nhựa là ABSPBT. Tất nhiên mỗi loại đều có giá thành cũng như ưu/khuyết điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung thì PBT tốt hơn nhiều so với ABS.


PBT


Ưu điểm:


  • Chịu được nhiệt độ lên tới 150 độ C.


  • Chống nước và mài mòn (do mồ hôi tay).


  • Cực kỳ bền.


  • Không bị vàng theo thời gian cũng như keycap bị “bóng” rất chậm.


Khuyết điểm:


  • Giá thành cao hơn ABS rất nhiều.


ABS


Ưu điểm:


  • Giá thành thấp.


  • Trọng lượng nhẹ.


Khuyết điểm:


  • Xài lâu sẽ bị mòn keycap (do mồ hôi tay) cũng như bị vàng.


  • Keycap bị “bóng” khá nhanh.



Hình 1


Hình 2



Như hình trên, bạn có thể thấy keycap đã dùng lâu (hình 2) phản chiếu ánh sáng khá dễ so với keycap mới mua về (hình 1). Hiện tượng này xảy ra do mồ hôi tay cũng như chất dầu từ các ngón tay khi bạn sử dụng bàn phím cơ sẽ khiến bề mặt chúng mài mòn dần và bị “bóng”.


Các hình dáng keycap thông dụng



Hình trụ (Cylindrical): Hầu hết các bàn phím cơ hiện tại, nhất là bàn phím Leopold, Ducky và Razer rất thích sử dụng loại form keycap này. Bởi vì chúng giúp các ngón tay bấm vào vừa vặn hơn.




Mặt phẳng (Flat): Thường thấy ở các bàn phím trên laptop hoặc bàn phím văn phòng “phong cách laptop). Bởi vì chúng không gần cấn khi bạn đóng laptop. Nhưng cá nhận mình thấy loại bàn phím này đánh máy không đã bằng các bàn phím thông thường.




Hình cầu (Spherical): Hầu như không còn ai sử dụng loại keycap này trừ các loại bàn phím cũ, cổ hoặc máy đánh chữ thời xưa.



Để biết thêm thông tin cũng như được tư vấn thêm về bàn phím cơ, bạn có thể tới APShop tại 109 Ngô Quyền, Q.10. Tp Hồ Chí Minh hoặc liên hệ trực tiếp qua trang web apshop.vn


Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P2): Switch cơ là gì? - Share Facebook Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P2): Switch cơ là gì? - Share Instagram Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P2): Switch cơ là gì? - Share Twitter Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P2): Switch cơ là gì? - Share Telegram
Toby Mr / Thực hiện