Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P1): Các định nghĩa cơ bản

Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P1): Các định nghĩa cơ bản

Chào các bạn, hôm nay APShop sẽ bắt đầu xuất bản một series bài viết gồm 3 phần nhắm mục đích cung cấp tới các fan gaming gear nói chung và APShop nói riêng những kiến thức chung về một chiếc bàn phím cơ mà các bạn thường sử dụng.


Ở bài viết đầu tiên, mình sẽ bắt đầu với các thông số, định nghĩa cơ bản cùng với các loại sắp đặt nút phím trên bàn phím cơ.



Lỗi Ghosting


Ghosting là một trường hợp khi bạn bấm 2 nút phím cùng một lúc trên bàn phím và một nút phím thứ 3 (mà bạn không bấm) nhưng bàn phím vẫn nhận. Điều này dễ dàng khiến cho người dùng rất khó chịu khi bàn phím không theo ý mình.


Tuy nhiên, lỗi này chỉ xảy ra với những bàn phím cơ rẻ tiền nhưng với những nhà sản xuất nổi tiếng như Razer, Steelseries, Logitech thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi họ sử dụng công nghệ N-Key Rollover để loại bỏ lỗi này.


Công nghệ chặn nút bấm - Key Blocking


Để loại bỏ lỗi Ghosting, các nhà sản xuất bàn phím cơ đã áp dụng công nghệ chặn nút bấm. Tuy nhiên, công nghệ này lại gây ra một lỗi khác đó là khi bạn muốn bấm 3 lúc cùng lúc thì bàn phím chỉ nhận 2 nút.


Ví dụ:


Khi chơi Dota 2, bạn thường sử dụng các nút Q, W, E và R. Nhưng bàn phím sử dụng công nghệ chặn nút phím nên khi bạn bấm Q, W thì nút E sẽ bị chặn. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp bạn muốn bấm cả 3 nút Q, W và E thì bàn phím vẫn chặn nút E.


Để sửa lỗi do công nghệ Key Blocking gây ra, các nhà sản xuất đã tạo một ma trận giúp cho công nghệ Key Blocking không áp dụng lên những vùng phím thường xuyên được sử dụng như Q, W, E, R. Nhưng đây chưa là cách sửa lỗi tốt nhất.



Công nghệ Key Rollover (#KRO & NKRO)


Sau nhiều năm suy nghĩ, cải tiến và phát triển, các kỹ sư cuối cùng cũng tìm ra được một công nghệ hoàn hảo để chống lỗi Ghosting hay Key Blocking nhờ công nghệ Key Rollover. Ngoài ra, công nghệ này cũng được gọi với một cái tên khác là “Anti-Ghosting”.


Tuy nhiên, thực tế thì Key Rollover có hai loại thay vì một như mọi người nghĩ. Đó là NKRO và giả lập NKRO.


Với loại NKRO, bạn cần tìm một bàn phím cơ có đầu ra là PS/2 (sẽ giải thích ở dưới). Bởi vì đầu USB chỉ có thể giả lập NKRO bằng cách sử dụng nhiều công nghệ nhỏ khác nhau. Trong khi đầu PS/2 có thể dễ dàng áp dụng công nghệ NKRO nhờ nhiều đầu chip nhưng lại không được hỗ trợ bởi laptop hay một số hệ điều hành.


Ngoài ra, với loại giả lập NKRO, các bàn phím cơ giá rẻ thường chỉ hỗ trợ tầm 6-8KRO tức là 6-8 nút phím có thể bấm cùng lúc trước khi xảy ra lỗi Key Blocking (tức là bấm hơn 6-8 phím). Hơn nữa, các loại bàn phím này cũng đi kèm hiệu ứng thay đổi chức năng của 4 phím là CRTL, ALT, Shift và Super (nút Windows, Command, Meta Key hay Fn).


Nhưng cá nhân mình thấy bạn chỉ cần bàn phím có hỗ trợ tầm 10 KRO bởi vì cả hai bàn tay mình chỉ có 10 ngón.


Key Bouncing


Bảng so sánh các switch do Razer sản xuất


Key Bouncing là một thước đo chất lượng của một bàn phím cơ và cả bàn phím màng membrane thông thường và chúng càng thấp càng tốt.


Khi bạn bấm một nút phím, switch sẽ dội lên và xuống để nhận lệnh. Tuy nhiên, một nút có thể nhấn nhiều lần và vì thế bàn phím cần phải có một tính năng gọi là debouncing delay - độ trễ. Điều này giúp bạn khi bấm một phím, bàn phím sẽ chờ một lúc mới nhận lệnh. Ví dụ như các switch của Cherry MX thường có độ trễ 5ms trong khi các bàn phím màng membrane thường có thời gian cao hơn rất nhiều (giảm dần tuỳ vào chất lượng).



Các loại đầu ra thường thấy trên bàn phím cơ


PS/2




PS/2 cực kỳ quen thuộc với những ai sử dụng máy tính trong những năm 1990s và 2000 khi thời điểm này đầu USB chưa được phổ biến lắm.


Ưu điểm


  • Hỗ trợ NKRO.


Khuyết điểm


  • Bàn phím PS/2 đã khá lỗi thời ở thời điểm hiện tại (trừ một số hãng lớn có hỗ trợ đầu ra PS/2 như Filco).


  • Bàn phím PS/2 không được thiết kế để có thể thay đổi liên tục. Ví dụ như bạn gỡ ra và khi gắn lại thì phải restart máy thì mới có thể sử dụng.


  • Những đầu ra nhỏ bên trong PS/2 dễ dàng bị hư hại nếu gỡ ra cắm vào liên tục hoặc cắm sai cách.


USB




Ưu điểm:


  • Dễ dàng di chuyển cùng với bàn phím.


  • Sử dụng được với Laptop và một số thiết bị hiện đại khác.


Khuyết điểm:


  • Không hỗ trợ NKRO (nhưng bạn chỉ cần tầm 10KRO là được).



Những cách bố trí bàn phím thông dụng


Với việc phổ biến nhiều loại keycap - nút phím để có thể thay thể keycap có sẵn khi mua bàn phím, bạn cần phải biết cách bố trí nút phím để có thể chọn bộ keycap phù hợp với bàn phím của mình, tránh việc mua về mà không thể lắp vào.


Hiện này trên thế giới phổ biến hai loại bố trí chính là ANSI và ISO. Tuy nhiên, từng đất nước, vùng lãnh thổ cũng như văn hoá sẽ có cách bố trí khác nhau. Nhưng nó vẫn nằm trong hai loại trên.

ANSI:




  • Phổ biến ở Mỹ và một số nước Châu Âu.


  • Có nút Shift bên trái to hơn kiểu ISO.


  • Có nút Enter nhỏ hơn kiểu ISO.

ISO:



  • Rất phổ biến ở Châu Âu.


  • Nút Shift trái khá nhỏ.


  • Nút Enter rất lớn.


Như mình đã nói ở trên, cách bố trí bàn phím cũng bị ảnh hướng bởi văn hoá của một số đất nước nhưng vẫn nằm trong 2 loại trên ví dụ như Nhật sử dụng nút Enter lớn của ISO và nút Shift trái lớn của ANSI.


Hơn nữa, cách bố trị dự trên ngôn ngữ cũng khá quan trọng ví dụ như các bàn phím thông thường ở Việt Nam sử dụng QWERTY nhưng ở Đức thì sử dụng QWERTZ và Pháp là AZERTY. Vì thế bạn cần phải chú ý nếu mua một chiếc bàn phím ở nước ngoài.

Lời kết


Mong bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về một chiếc bàn phím cơ cho bạn. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ được biết tới các loại switch thông dụng và phổ biến trong thời điểm hiện tại.


Để biết thêm thông tin cũng như được tư vấn thêm về bàn phím cơ, bạn có thể tới APShop tại 109 Ngô Quyền, Q.10. Tp Hồ Chí Minh hoặc liên hệ trực tiếp qua trang web apshop.vn





Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P1): Các định nghĩa cơ bản - Share Facebook Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P1): Các định nghĩa cơ bản - Share Instagram Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P1): Các định nghĩa cơ bản - Share Twitter Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ (P1): Các định nghĩa cơ bản - Share Telegram
Toby Mr / Thực hiện