Giới Thiệu Chi Tiết Chuột Gaming

Giới Thiệu Chi Tiết Chuột Gaming

Ai trong chúng ta cũng quá quen thuộc với các thương hiệu chuột gaming nổi tiếng như Razer, Steelseries, Logitech, Kingstons... Tuy nhiên với mỗi thương hiệu này đều cho ra đời các mẫu chuột khác nhau với dáng cầm, thông số cũng như thiết kế bên ngoài, phần cứng khác nhau.


Trong bài viết này, mình với kinh nghiệm sử dụng qua khá nhiều các mẫu chuột gaming sẽ tổng hợp lại những yếu tố mà bạn cần biết cũng như cần cân nhắc khi chọn cho bản thân thứ vũ khí sẽ cùng gắn bó một thời gian dài trên đấu trường Esports.


Vẻ ngoài không phải là tất cả


Nếu bạn chú ý, trên thị trường bây giờ tràn ngập các mẫu chuột gaming với thiết kế bắt mắt, những nét cắt lazer với hệ thống led đủ màu, logo với thiết kế góc cạnh như những chiếc mặt nạ robot transformers. Những nhà sản xuất đánh vào tâm lý người dùng với suy nghĩ chuột gaming là phải đẹp, phải ngầu và đôi khi phải … sặc sỡ.


Tuy nhiên đó không phải những yếu tốt quan trọng để đưa bạn đến thành công, hay cải thiện khả năng chơi game của bạn. Vẻ ngoài đơn giản như các dòng Zowie EC1-A, FK series, ZA series lại mang trong mình phần cứng mạnh mẽ với những tinh chỉnh chuột gaming phù hợp nhất từ nhà sản xuất.


Ngoài ra không phải cứ chuột sặc sỡ, vẻ ngoài ngầu là hàng Tàu hay kém chất lượng. Vẫn có 1 số mẫu chuột như Razer Mamba, Rival 700, Corsair M65, Logitech G502… với thiết kế uốn lượn, góc cạnh, hỗ trợ led RGB vẫn cho hiệu năng rất tốt khi chơi game và cũng được một số game thủ chuyên nghiệp chọn làm vũ khí chinh chiến.





Chọn chuột phù hợp với dáng tay


Hiện các sản phẩm chuột trên thị trường thường được chia ra làm 2 loại chính đó là Ergonomic ( công thái học ) – dành cho một tay thuận nhất định như Zowie EC1-A, Logitech G402, Razer DeathAdder… hoặc Ambidextrous ( đối xứng ) - dành cho cả 2 tay như Zowie FK Series, Za Series, Steelseries Sensei… Thường thì kiểu chuột thiết kế thuận tay phải sẽ phù hợp với khá nhiều người. Nếu vũ khí cầm trên tay mà có những nhược điểm như trọng lượng nặng, cầm không thoải mái thì làm sao mà trổ hết tài năng ra được.


Cũng như ngược lại với những chú chuột to ( Zowie EC1-A, Rival 300, TTeSports Ventus X… ) thì một bàn tay nhỏ khó có thể cầm cho vừa vặn được. Dẫn đến vấn đề là khi gặp một trong hai trường hợp trên thì bạn phải đổi cách cầm chuột gaming quen thuộc sang một cách cầm khác, làm mất sự thoải mái cũng như tốn rất nhiều thời gian để làm quen lại.



Nói đến cách cầm chuột thì hiện nay có 3 cách cầm chính ( không tính tới các cách cầm lai tạp ). Đầu tiên là Palm Grip – đặt cả bàn tay ôm lấy than chuột. Cách cầm này phù hợp đối với những con chuột to, thân dài và có trọng lượng phân bố đều như Razer DeathAdder chẳng hạn.


Claw Grip là cách cầm tiếp xúc chuột bằng 6 điểm bao gồm 5 đầu ngón tay và một ít ở phần lòng bàn tay. Cách cầm chuột gaming này phù hợp với đại đa số các mẫu chuột và phù hợp với cả các mẫu chuột to sử dụng Palm Grip.


Cuối cùng là Finger Tip, điểm tiếp xúc với chuột gaming là 4 ngón tay nên việc di chuyển chuột, nâng nhấc trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng khá nhiều. Kiểu cầm này thường phù hợp với những mẫu chuột gaming nhỏ với trọng lượng nhẹ, nút bấm dài. Nên tránh những mẫu chuột to và nặng.


Ngoài ra cũng nên tính tới các yếu tố khác như phần hông chuột có bọc cao su giúp tăng độ bám tay, lớp phủ trên thân chuột là nhung hoặc bóng hoặc sơn tĩnh điện phần nào sẽ thay đổi cảm giác cầm chuột.



Nếu bạn chơi những game thuộc thể loại dàn trận, MOBA như Warcraft, Dota 2, LOL thì cảm biến thật sự không quá quan trọng. Nên bạn không cần phải đắn đo nhiều giữa các loại cảm biến khác nhau cũng như cảm biến quang hoặc cảm biến laser.


Các thể loại game FPS thì lời khuyên cho bạn sẽ là chọn các mẫu chuột sử dụng cảm biến quang như 3090, 3310, 3366. Tuy nhiên thêm 1 lần nữa, trừ phi bạn có ý định try hard hoặc tiến lên thi đấu chuyên nghiệp, đôi khi sự khác biệt giữa các cảm biến rất khó nhận ra và còn tùy thuộc vào cảm giác cá nhân nên cũng không cần quan trọng quá.


Kết luận :

Theo ý kiến cá nhân của mình, yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua 1 chú chuột là chuột phải có kích thước vừa tay, phù hợp với tư thế cầm chuột của bản thân, độ bám tay cũng như thoải mái khi sử dụng một thời gian dài. Sau đó mới tính tới các yếu tố khác nhu thiết kế bọc cao su, mắt đọc, số lượng nút, các thông số và tính năng phụ.


Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất về các công nghệ Gaming qua blog kiến thức nhé APSHOP luôn cập nhật liên tục các dòng sản phẩm cho các cao thủ nhé. Ghé thăm shop của tụi mình để cảm nhận những dòng sản phẩm chất lượng nhé.


CUNG CẤP HIGH END PC, GAMING GEAR, LAPTOP, AUDIO

Địa Chỉ: 370 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: Mua hàng: 0938 975 268 - Bảo hành: 0902 390 389

Email: Lienhe@apshop.vn

Website: www.apshop.vn

Giới Thiệu Chi Tiết Chuột Gaming - Share Facebook Giới Thiệu Chi Tiết Chuột Gaming - Share Instagram Giới Thiệu Chi Tiết Chuột Gaming - Share Twitter Giới Thiệu Chi Tiết Chuột Gaming - Share Telegram
Content A / Thực hiện