Cấp độ

Cấp độ "nghiện" bàn phím cơ của bạn như thế nào?

Chơi bàn phím cơ là một thú vui cực kỳ tốn kém nhưng đồng thời, nó cũng là một chuyến hành trình đầy thú vị của đam mê. Sau đây là những chặng đường mà hầu như con nghiện người đam mê phím cơ lâu năm nào cũng từng trải qua.


Cấp độ 1: Sắp nghiện

“Tại sao phím cơ đắt gấp cả chục lần phím cao su mà người ta vẫn mua cơ chứ, phím nào cũng là phím mà?” – Nếu bạn nghe một người hỏi câu đó thì chắc chắn chỉ có 3 lý do: Một là chưa có điều kiện, 2 là chưa được trải nghiệm bàn phím cơ, 3 là người đó không dùng bàn phím.

Từ lúc bạn hài lòng với một chiếc bàn phím cao su thông thường cho đến khi bạn bắt đầu nhận ra giá trị của phím cơ và bắt đầu muốn có một chiếc là một giai đoạn rất ngắn và mong manh. Có thể hôm nay bạn vẫn hài lòng khi đánh LMHT, vẫn bắn CS:GO… bằng chiếc bàn phím cao su của mình, nhưng một khi biết đến phím cơ thì mọi chuyện sẽ khác. Một ngày kia, bạn ghé vào showroom nào đó, được sờ tận tay một chiếc phím cơ, được cảm nhận tiếng clicky và cảm giác tactile tuyệt vời của blue switch hay cảm giác nhẹ nhàng không chút lực cản của red switch thì bạn sẽ nhận ra chúng khác biệt như thế nào và vì sao chúng tại đắt tiền như vậy. 

Thường thì đa số chúng ta đều biết đến bàn phím cơ thông qua hình ảnh về những chiếc bàn phím có thiết kế hầm hố, bắt mắt và được trang bị đèn LED RGB dưới từng phím. Thế nên khi chọn mua cho mình chiếc bàn phím cơ đầu tiên thì thường chúng ta đều sẽ hướng đến những chiếc bàn phím như vậy.


Cấp độ 2: Đã nghiện

Phím cơ thường đắt hơn phím cao su rất nhiều lần. Vì thế cho nên không phải ai cũng có thể bỏ ra một số tiền lớn để có thể mua một chiếc phím cơ “xịn sò” như những chiếc bàn phím của Razer, Corsair, Ducky, iKBC, Leopold… Đối với những người mới bắt đầu tiếp xúc với phím cơ thì họ thường chọn những chiếc bàn phím có giá cả phải chăng nhưng vẫn phải có thiết kế đẹp và hệ thống LED RGB đẹp mắt. Loại switch thường được người mới lựa chọn nhất là blue vì đây là loại switch cho cảm giác phản hồi rõ ràng nhất, đi kèm với đó là âm thanh lách cách vui tai mà không một chiếc bàn phím cao su thông thường nào có được.

Lúc này bạn có thể hướng đến những chiếc bàn phím cơ giá rẻ đến từ Dare-U, Fuhlen… đây là những hãng có thể không quá tên tuổi nhưng những chiếc bàn phím mà họ làm ra luôn cho chất lượng rất đảm bảo trong tầm giá, chiếm được cảm tình của đông đảo những bạn trẻ còn là học sinh, sinh viên. Một khi đã có được chiếc bàn phím cơ đầu tiên rồi thì xin chúc mừng bạn, bạn đã có thể xem như là bước vào “ngành” rồi đấy.


Cấp độ 3: Nghiện nặng

Giai đoạn 1

“Yeah, mình có phím cơ rồi, một con này là đủ” – Lúc mới mua được một chiếc bàn phím cơ đầu tiên thì gần như ai cũng sẽ nghĩ như vậy. Tuy nhiên, đó chỉ là những gì họ nghĩ mà mà thôi, còn tương lai ra sao thì làm ai mà biết được chứ?

Những cảm nhận của bạn về một chiếc phím cơ sẽ dần trở nên nhạy bén hơn, mọi chi tiết trên chiếc bàn phím sẽ dần trở nên rõ ràng và bạn bắt đầu có được kỹ năng để đánh giá một chiếc bàn phím là “ngon” hay “dở”. Bạn sẽ tự nhận xét được một bộ keycap có được hoàn thiện tốt hay không, chiếc case của bàn phím có thực sự chắc chắn hay không, switch trên chiếc bàn phím có đều lực hay bị rít hay không, hệ thống LED được hoàn thiện như thế nào… Và đây sẽ là lúc mà bạn bắt đầu đòi hỏi ngày càng cao hơn về một chiếc bàn phím.

Giai đoạn 2

Bạn sẽ thấy dễ dàng nhận thấy rằng người dùng phím cơ sẽ chia ra làm 2 dạng chính:

Dạng thứ nhất: Đây là dạng người dùng mà đối với họ, một chiếc bàn phím chất lượng không chỉ cần cho cảm giác gõ tốt là đủ, chúng còn phải mang lại giá trị thẩm mỹ để làm đẹp cho góc giải trí của họ nữa. Lúc này thì một người dùng thường sẽ tìm đến những chiếc bàn phím thuộc hàng flagship của các hãng gaming gear như K95 của Corsair, Huntsman Elite của Razer, ROG Strix Flare Của Asus… Đây là những chiếc bàn phím không chỉ cho cảm giác gõ tốt mà còn có thiết kế cực kỳ bắt mắt nữa.


Cấp độ 4: Hết thuốc chữa

Đọc đến đây rồi thì có lẽ sẽ có một số bạn đọc sẽ cảm thấy thắc mắc rằng: “nếu đã sở hữu những chiếc bàn phím cao cấp nhất trên thị trường rồi thì người chơi phím cơ còn có thể hướng đến điều gì nữa?” – Câu trả lời là bàn phím custom.


Trên đây là cái nhìn của cá nhân người viết một thú chơi tao nhã, thú vị nhưng cũng cực kỳ tốn kém. Hy vọng có thể đem đến được cho bạn đọc những thông tin thú vị và một cái nhìn mới về bàn phím cơ và những người đam mê nó. Vậy, bạn có phải là một trong những người mà bài viết này nói đến không? và nếu phải thì bạn đang ở cấp độ nào rồi?… Dù sao đi nữa thì người viết cũng chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi theo đuổi đam mê nhé!


Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi qua blog tin tức kiến thức nhé APSHOP luôn cập nhật liên tục các dòng sản phẩm cho các cao thủ nhé. Ghé thăm shop của tụi mình để cảm nhận những dòng sản phẩm chất lượng nhé.


CUNG CẤP HIGH END PC, GAMING GEAR, LAPTOP, AUDIO

Địa Chỉ: 370 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: Mua hàng: 0938 975 268 - Bảo hành: 0902 390 389

Email: apshop.vn@gmail.com

Website: www.apshop.vn

Cấp độ Cấp độ Cấp độ Cấp độ
Content A / Thực hiện